dientich.gif (11346 bytes)

congai.gif (7622 bytes)     Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp những thành ngữ như: Giấc Nam Kha, Tây Thi, Nguyệt Lão, Liễu Chương Ðài ... hoặc Prômêtê, Gót Asin, Hồng Thủy ... hoặc Tú Bà, Chí Phèo, Xuân Tóc Ðỏ ... Ðó là những Ðiển tích, lấy trong văn hóa cổ, kim của Trung Quốc, phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình tượng văn học trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử ..., đầy tính thơ ca và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa.

     Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống của bạn đọc, góp phần nhỏ bé nâng cao trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại, chuyên mục "Ðiển tích Văn học" của NetCodo ra đời với mục đích ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ Bảy, mời các bạn đến với chuyên mục của chúng tôi!

CHẮP CÁNH LIỀN cành


        Vua nước Tống là Yển, đời Chiến quốc (Trung quốc) là một kẻ hung bạo. Gặp một thiếu phụ xinh đẹp đang hái dâu, Vua say mê, tìm cách chiếm đoạt. Nàng là vợ nho sĩ Hàn Phùng. Nàng tươi thắm như một bông hồng buổi sớm. Vua cho người triệu nàng vào cung hầu Vua. Thấy chồng lo sợ quyền lực Vua, nàng quả quyết với chàng "lưới kia quăng bắt, chim bay cao, lưới không bắt được". Nàng đóng cửa ở nhà. Vua cho lính mang gươm giáo đến bắt nàng lên xe ngựa, mang về cung. Hàn Phùng xót XA, THƯƠNG NÀNG, TỦI PHẬN, CHÀNG KHÓC LÓC MẤY HÔM RỒI TỰ VẪN. TRONG CUNG, NGƯỜI THIẾU PHỤ ĐƯỢC TIN CHỒNG CHẾT, NÀNG chết lặng. Kẻ giết người ló vào, nàng quay mặt đi, nét mặt nàng lạnh và cứng như đá. Vua Tống dỗ dành không được, giở mánh khoé đe doạ. Nàng vẫn lặng im. Một hôm, nàng khóc, khóc nức nở, nước mắt chan hoà. Nàng gọi thị nữ vào bảo: "Ðun cho ta một nồi nước lá thơm, để ta tắm gội, rồi ta sẽ vào hầu Ðại vương". Sau khi tắm gội, nàng thay áo, đốt hương rồi nhìn lên trời vái hai vái. Nàng nhảy từ lầu cao xuống, để lại một bức thư trên bàn. Thư bày tỏ nguyện vọng cuối cùng của nàng: Hai vợ chồng nàng bị bức tử, Vua phải chôn thi thể nàng bên mộ chồng. Ðược như vậy, nàng sẽ xoá bỏ mọi oán thù.

        Vua Tống đọc thư xong, hầm hầm tức giận và sai chôn xác nàng ở một góc đồi, xa mộ chồng. Ðược ba hôm, bỗng mọc một cây ở quãng giữa hai ngôi mộ. Ðó là cây Văn Tử, cây vươn lên cao, chỉ mấy hôm, cành lá um tùm phủ cả hai mộ. Các cành quấn quýt lấy nhau. Hai chim uyên ương đậu hai bên, luôn luôn gọi nhau thắm thiết. Dân chúng trong vùng thương xót, gọi cây ấy là cây tương tư để nói về những người yêu nhau tha thiết, không bao giờ bỏ nhau, không muốn xa nhau.

Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.

(Truyện Kiều)

Thiếp xin về kiếp sau này
Như chim liền cánh, như cây liền cành.

(Chinh phụ ngâm)

        (Có sách chép: Chim kiêm kiêm, lông xanh, chỉ có một cánh và một mắt; khi bay, hai con chim cùng BAY, CHẮP CÁNH VỚI NHAU. HAI ngôi mộ vợ chồng nho sĩ Hàn Phùng, mọc hai cây; cành của hai cây vươn tới nhau, như mọc liền cành với nhau.)

[Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]

 


Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn

Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn